Mít là loại trái cây nhiệt đới được trồng nhiều ở nước ta, loại quả này được yêu thích bởi độ ngọt thanh, mùi vị thơm ngon. Bên cạnh đó nó còn đem lại rất nhiều những lợi ích sức khỏe cho chúng ta. Cũng như nhiều loại cây ăn quả khác, cây Mít sẽ không tránh được cá loại sâu bệnh phá hoại. Cây Xanh Hà Đông sẽ giúp bạn đọc liệt kê ra những loại sâu bệnh hại Mít và những cách phòng trừ chúng.
Phòng trừ ruồi đục trái
Mít là loại cây ăn trái nhiệt đới, ít kén đất, rất dễ trồng. Vì thế, hiện nay diện tích trồng ngày càng được mở rộng với nhiều giống Mít ngon, mau cho trái như giống Mít siêu sớm, Mít Thái, Mít Tố Nữ,… Trước kia, sâu bệnh trên cây không xuất hiện nhiều song hiện nay, trong điều kiện thâm canh, sâu bệnh gây hại trên Mít ngày càng phát triển. Ngày nay, ở giai đoạn cho trái có đối tượng dịch hại phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả đó là ruồi đục trái.
Ruồi đục trái trưởng thành là một loài ruồi có kích thước khá lớn, lớn hơn ruồi nhà. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa, chúng sinh sản vào mùa mưa. Khi ruồi gây bệnh, con cái dùng ống đẻ trứng chích vào vỏ trái đẻ trứng vào bên trong của quả. Vết chích khá nhỏ nên khó có thể phát hiện ra. Ấu trùng có màu trắng ngà (còn gọi là dòi), dài khoảng 8-10mm, sống bên trong và làm thối phần thịt quả. Đến khi quả có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra, ngay nơi chính hại mềm nhũn, thì quả Mít đó đã bị hư hỏng. Bổ bên trong thịt quả bị thối hư.
Cách phòng trị:
Đầu tiên khi thấy quả dần chín ta nên thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây. Đem tiêu hủy những quả bị dòi gây hại để diệt dòi bên trong trái, không để dòi lây lan những quả khác cùng cây. Để diệt ruồi trưởng thành ta dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol hoặc phun bả Protein, chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Thời gian phun thuốc nên vào khoảng 8-10 giờ sáng.
Bệnh thối trái
Ngoài ruồi đục trái, bệnh thối trái non gây hại khá phổ biến trên cây Mít. Bệnh này do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng quả. Vết bệnh bắt đầu là đốm màu nâu đen thẫm, sâu bệnh lan dần ra cả trái, làm quả bị thối đen, mất thẩm mỹ. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của quả và lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Đặc biệt bệnh chỉ gây hại giai đoạn trái non. Thời tiết nóng nực và mưa nhiều, nền đất ẩm thấp đọng nước, vườn cây rậm rạp, thiếu ánh sáng,… là những yếu tố giúp mầm bệnh phát triển mạnh hơn.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh vườn cây thông thoáng, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy tránh gây lây lan bệnh. Chú ý loại bỏ những hoa Mít đực đã khô. Khi phát hiện bệnh mới chớm ta nên phun các loại thuốc hóa học: Vimanco, Ridomil-Gold, Mataxyl,….
Bệnh thối gốc chảy nhựa
Bệnh xảy ra trên các vườn Mít quá ẩm ướt hoặc rậm rạp, ánh nắng không thể chiếu xuống mặt đất, và có nhiều loại sâu chích hút nhựa cây, gây những vết thương trên thân cây, và đó là cơ hội tốt cho nấm Phytophthora xâm nhập gây bệnh. Bệnh xuất hiện ở vùng gốc có nhiều vết lở loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết và lúc này thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất chính là trồng cây trên nền đất cao ráo, thoát nước tốt. Khi cần thiết ta phải dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomil, Aliette.
Bệnh thối nhũn
Bệnh này do nấm Rhizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây ra, trên thân gốc và bề vỏ cây có nhiều nấm tròn to, dầy đặc và chúng lây lan nhanh. Bệnh này làm teo gốc, thân cây thối rữa, lá ngả vàng, khó chữa trị, khi phát hiện ra thì đã đến giai đoạn nặng, cây chết.
Cách phòng bệnh và chữa trị đầu tiên ta phải tạo điều kiện thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Ta sử dụng các thuốc như Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250ND để chữa trị cho cây.
Sâu đục thân, đục cành
Tên bệnh này có tên Margronia, sâu đẻ trứng trên lá non và trái non, sau đó đục vào thân cành. Chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC. Xịt các loại thuốc này sẽ giúp phòng trừ sâu bện vào giai đoạn ra lá non, trái non.
Trên đây là một số các loại sâu bệnh thường gặp ở cây Mít, mong rằng một số thông tin chia sẻ về các loại sâu bệnh và các phòng trừ đã hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu mua bán cây Mít hay các loại cây xanh khác, có thể liên hệ qua hotline của chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí và giá thành tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Mọi chi tiết xin liên hệ CÔNG TY CÂY XANH HÀ ĐÔNG
Địa chỉ vườn ươm: Phường Biên Giang – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0986.024.688
Email: [email protected]
Website: https://cayxanhhadong.vn
Fb: https://www.facebook.com/cayxanhhadong